Chống dột mái tôn
Chống dột mái tôn
Miền bắc có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Miền nam có 2 mùa: Mưa, nắng.
Mỗi khi mùa mưa đến cũng là mối lo của gia đình bởi hiện tượng thấm dột nước thường xảy ra. Dột mái tôn là một trong những nổi lo với những người dân sống trong những căn nhà cũ cấp 4 bởi tôn thường xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng, chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam mái tôn thường xuất hiện những vết rỉ sét lâu ngày tạo nên vết nứt lớn khiến nước mưa thấm dột vào nhà.
Nguyên nhân:
1/ Dột tại vị trí đóng vít bắn tôn
Mái tôn chịu tác động trực tiếp của nắng, gió, mưa… tại các vị trí đã đóng vít bắn tôn gắn trên mái sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa gây mòn rỉ tôn. Theo thời kì các vị trí này càng rộng ra và là nguyên gây rò rỉ nước.
Để khắc phục tình trạng này hãy sử dụng Vít bắn tôn của công ty Tuấn Anh đảm bảo uy tín chất lượng, công ty Tuấn Anh có loại vít bắn tôn chống thấm nhằm ngăn ngừa dột mái tôn.
2/ Dột tại vị trí nối ghép tôn
Tại các vị trí nối tôn, nước không kịp thoát đặc biệt là phần cuối mái tôn thường hay bị nước tràn vào nhất. Đôi khi việc thi công lợp mái được thực hiện bởi thợ chuyên nghiệp và rất cẩn trọng vẫn chẳng thể tránh khỏi tình trạng này.
3/ Dột tại vị trí tôn bị thủng lỗ
Khi thi công lợp mái tôn, một số nhà thầu sử dụng loại mái tôn kém chất lượng. Sau thời kì ngắn đưa vào sử dụng thấy trên bề mặt mái tôn hiện ra các lỗ thủng nhỏ hoặc các vết nứt. Càng ngày ở các vị trí này sẽ càng lan rộng và tạo ra những lỗ thủng lớn gây nên thấm dột, hư hại mái tôn.
Khắc phục và sửa chữa:
1/ Kiểm tra hiện trạng dột mái
Đội ngũ kỹ thuật sẽ khảo sát tình trạng dột để từ đó đưa ra phương pháp xử lí hiệu quả (chỗ nào xử lý mũ đinh, chỗ nào xử lý mép chồng mí giữa 2 mái tôn, chỗ nào cần thay tôn). Trong khi khảo sát hiện trạng , điều tra kỹ các hiện tượng sau:
– Vị trí và mức độ
– Tình trạng rỉ tôn
– Tình trạng trũng mái tôn (đọng nước)
– Bề dài 1 mái tôn để tính độ dốc (từ đỉnh mái đến sênô thoát nước)
– Hiện tượng ăn mòn mái tôn (nếu có)
– Mục đích sử dụng của công trình
2/ Xử lí bề mặt mái tôn
Bề mặt phải khô ráo, sạch sẽ (nếu không phải dùng giẻ lau cho khô), những vị trí bị rỉ phải đánh rỉ hoặc thay tôn.
3/ Bôi Keo chống thấm
– Bôi lớp keo thứ nhất lên các ông trí cần chống dột.
– Dán lớp lưới chịu lực ngay sau khi quét lớp thứ nhất
– Bôi lớp keo thứ hai ngay sau khi dán lớp lưới
– Đi kiểm tra chất lượng sau khi quét lớp thứ hai (xem có hở lưới hay không)
– Bôi lớp keo thứ ba tại các vị trí bị hở lưới (nếu có)