Cách phân biệt bu lông cường độ cao
Cách phân biệt bu lông cường độ cao
Bu lông trong kết cấu thép có thể chia làm 3 loại: Liên kết chịu cắt, liên kết không trượt và liên kết chịu kéo.
1. Liên kết chịu cắt.
Trong liên kết chịu cắt, lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Liên kết này đơn giản, dễ thi công, chịu lực khoẻ, nhưng có nhược điểm là bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Kết cấu nhà mà sự trượt không gây ảnh hưởng hay dùng loại này. Bu lông không cần được xiết chặt lắm chỉ cần xiết đến mức khít chặt (không có khe hở giữa các bản thép). Vậy nếu dùng BLCĐC trong liên kết này thì cũng không cần xiết mạnh bu lông quá mạnh, chỉ cần dùng 1 clê chuẩn là đủ.
2. Liên kết không trượt:
Liên kết không trượt: Cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng bu lông được xiết hết sức chặt để gây ma sát giữa các bản thép, không cho trượt. Liên kết này dùng cho những kết cấu không cho phép trượt như: cầu, dầm cầu trục, kết cấu chịu lực động… Bu lông trong kết cấu này phải được xiết đến một lực căng lớn quy định bởi thiết kế, do đó phải là BLCĐC. Việc xiết bu lông phải đảm bảo đạt được lực căng khống chế, đó là vấn đề khó sẽ bàn ở phần II.
3. Bu lông chịu kéo:
Bu lông chịu kéo: Trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, bu lông chịu kéo (ví dụ: liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà). Tiêu chuẩn TCVN không yêu cầu xiết bu lông chịu kéo như thế nào, nhưng tiêu chuẩn các nước (Mỹ, châu Âu, Úc…) đều yêu cầu bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.
Như vậy với loại liên kết loại 2 và 3, bu lông cường độ cao phải được xiết đến lực quy định bởi thiết kế, tất nhiên với một sai số cho phép.